Hotline Hà Nội

Hotline HCM

Gọi lại cho tôi

Nhận báo giá

Hướng dẫn bảo dưỡng bảo trì máy pa lăng đúng cách

Rate this post

Mua được chiếc pa lăng tốt, tuổi thọ dài cả chục năm, nhưng nếu bạn không bảo trì máy đúng cách, thì chắc chắn máy sẽ hỏng trước thời hạn. Ngược lại nếu chú ý bảo dưỡng, bảo trì đúng cách, bạn không chỉ kéo dài tuổi thọ, còn tăng tính linh hoạt, độ an toàn của máy. Bởi vậy, bảo dưỡng đúng cách rất quan trọng. Bảo dưỡng pa lăng như thế nào? Tời điện nhập khẩu chính hãng sẽ hướng dẫn bạn ngay dưới đây:

Contents

1. Tần suất bảo dưỡng pa lăng

Tần suất bảo dưỡng của pa lăng tỷ lệ thuận với tần suất sử dụng

Nếu sử dụng pa lăng mỗi ngày, cần làm sạch, bảo trì pa lăng điện, pa lăng tay mỗi ngày ngay sau khi sử dụng. Nếu ít khi sử dụng, tần suất bảo trì giảm xuống, bạn cần thực hiện bảo dưỡng định kỳ. Riêng trường hợp, trong thời gian dài không sử dụng, để các bộ phận máy không bị rỉ sét, bạn phải làm sạch thường xuyên, tra dầu cho các bộ phận như hộp giảm tốc, dây cáp, xích tải,…

Hướng dẫn bảo dưỡng bảo trì máy pa lăng đúng cách 1

2. Bảo dưỡng định kỳ pa lăng

Bạn cần ghi nhớ thời gian bảo dưỡng định kỳ cho từng bộ phận của pa lăng, tốt nhất bạn nên lưu những nội dung chúng tôi chia sẻ sau vào sổ tay:

2.1. Cáp và xích tải 1 tháng/lần

– Tra dầu bôi trơn cho cáp, xích tải
– Kiểm tra tình trạng: Đảm bảo cáp được quấn đều trên tang cuốn, không chòng chéo lên nhau. Xích tải ăn khớp với puly.

Cáp còn tốt, vận tiếp tục sử dụng được, tức không bị mòn, bị han gỉ quá mức, số sợi cáp bị đứt không vượt quá 6 sợi/bước bện. Xích còn tốt khi không bị mòn, nứt, biến dạng quá mức.

Trường hợp cáp, xích không đảm bảo được yêu cầu trên, bạn cần phải thay mới.

2.2. Động cơ điện 3 tháng/lần

– Vệ sinh động cơ điện đối với pa lăng cáp điện và pa lăng xích điện.

– Kiểm tra kết nối pha, nối đất của động cơ.

– Kiểm tra hoạt động của rơ le nhiệt, đảm bảo khi động cơ bị nóng quá rơ le kích hoạt sẽ tự động ngắt nguồn.

– Kiểm tra vặn chặt lại các ốc vít.

Hướng dẫn bảo dưỡng bảo trì máy pa lăng đúng cách 2

2.3. Phanh 4-5 tháng/lần

– Vệ sinh bề mặt phanh khỏi bụi bẩn, dầu nhớt.

– Kiểm tra má phanh. Nếu má phanh bị mòn quá mức cần thay ngay để đảm bảo hiệu quả làm việc của phanh.

2.4. Móc 4-5 tháng/lần

– Tra dầu mỡ vòa ổ trục của móc.

– Kiểm tra tình trạng: Móc không bị rạn nứt, biến dạng. Độ mòn của lòng móc không vượt quá 10%.

Puly hoặc tang cuốn 4-5 tháng/lần

– Tra dầu mỡ

– Kiểm tra tình trạng: Puly không bị rạn nứt, mòn quá mức. Độ mòn cho phép của bề mặt tiếp xúc xích tải là <=5mm, thành puly <=1,5mm

2.5. Con chạy 6 tháng/lần

Tra dầu mỡ

– Kiểm tra tình trạng: Phần bánh xe tiếp xúc với đường ray không bị mòn quá 5mm, thân bánh không bị mòn quá 5mm.

3. Bảo dưỡng hàng ngày pa lăng

Pa lăng sử dụng thường xuyên, tần suất sử dụng dày đặc, ngoài bảo dưỡng định kỳ, bạn cần phải bảo dưỡng pa lăng hàng ngày. Các công việc bạn cần thực hiện gồm các việc sau:

3.1. Trước khi vận hành pa lăng

Để đảm bảo an toàn, trước khi đưa pa lăng cáp hay xích vào nâng hạ, bạn cần cho máy chạy thử không tải, mục đích để kiểm tra xem các bộ phận của máy có hoạt động bình thường không.

Đảm bảo móc cẩu, dây xích, cáp, động cơ điện, phanh,…ở tình trạng tốt, không bị biến dạng, hư hỏng gì, gây mất an toàn trong khi nâng hạ.

Vặn chặt lại các ốc vít, bu lông, các mối liên kết giữ pa lăng và con chạy.

Đặc biệt với pa lăng điện, bạn cần kiểm tra để lắp đặt thiết bị giới hạn hành trình đúng cách.

Bởi, nếu thiết bị giới hạn hành trình lắp sai, dây xích hoặc dây cáp sẽ bị kéo lên, hạ xuống vượt quá mức giới hạn, gây ra tai nạn do móc cẩu bị kẹt vào tang cuốn hay hàng hóa bị hạ xuống quá sát mặt đất, gây va chạm dẫn đến hư hại.

Kiểm tra bằng cách, khi móc sắp chạm đến vị trí giới hạn, giảm tốc độ để tránh thiệt hai. Khi nó chạm đến giới hạn, xem xem máy có tự dừng lại không, nếu không cần điều chỉnh lại thiết bị giới hạn ngay.

3.2. Sau khi vận hành pa lăng

– Vệ sinh pa lăng ngay sau khi sử dụng xong. Việc vệ sinh máy móc sau khi dùng sẽ giúp kéo dài tuổi thọ máy. Bạn cần dùng khăn khô để lau sách bụi bẩn bám vào thân máy. Sau đó, dùng dầu hỏa để làm sạch các vết bận cứng đầu như dầu nhớt.

– Tra dầu cho các vị trí dễ hao mòn như vòng bi, bánh răng.

– Bảo quản pa lăng: Pa lăng nhỏ, nhẹ như pa lăng xích kéo tay, lắc tay hay pa lăng cáp lắc tay bạn có thể dễ dàng di chuyển chúng vào kho để bảo quản trong thùng hoặc trên kệ cao tránh ẩm móc. Còn với các pa lăng kích thước lớn, nặng, bạn không thể di chuyển, thì thường bảo quản máy tại chỗ. Do đó, khi chọn vị trí lắp đặt, bạn cần lưu ý chọn nơi khô ráo, có mái che. Nếu máy làm việc ngoài tời, bạn cần che chắn cho pa lăng tránh khỏi mưa bụi.

Bảo trì, bảo dưỡng pa lăng điện có vai trò quan trọng để máy luôn hoạt động tốt, duy trì hiệu suất làm việc của máy. Sự hao mòn của pa lăng là không thể tránh khỏi, bởi máy thường xuyên phải chịu tác động từ môi trường bên ngoài ( mưa, gió, bụi bẩn, nhiệt độ,..), từ chính hoạt động của máy. Vì vậy bảo dưỡng là hoạt động không thể thiếu khi sử dụng pa lăng.

Chúng tôi hy vọng sau bài viết này, bạn sẽ quan tâm hơn đến bảo trì, bảo dưỡng pa lăng trong suốt quá trình sử dụng.

Xem thêm :

>>> Báo giá pa lăng điện 2 tấn

>>> Pa lăng cáp điện 3 tấn có giá bao nhiêu ?